1: Cách xử lý mất bi con trượt
Việc lắp ráp bi trượt không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân vô tình đem lại nhiều rắc rối và trở ngại cho quá trình hoạt động, khiến cho hiệu suất làm việc bị giảm sút và khi lắp sai dễ bị bung bi con trượt, khiến con trượt đạt đến giới hạn hoạt động và rất có thể dẫn đến những trường hợp ảnh hưởng đến toàn bộ sự vận hành của máy móc.
Hình ảnh bi trượt
Chính vì vậy mà người sử dụng cần thực hiện đúng các thao tác lắp đặt bi trượt theo hướng dẫn của nhà sản xuất của từng hang. Và nếu con trượt bị lỗi khi thiếu bi hay rớt bi ta cần xử lý ra sao? Cụ thể đối với trường hợp bi trượt vuông, đầu tiên ta cần tìm hiểu lý do tại sao mà khi lắp đặt lại bung bi.
- Đầu tiên, có thể là do bạn lắp đặt bi trượt không đúng cách
- Đường ray của con trượt chưa được sát mép sau khi gia công cắt ray
- Nhựa cản bi tháo rời trước khi lắp đặt ray
Thông qua những lý do trên thì từ đó ta có thể thực hiện các bước sau để có thể lắp ráp bi trượt đúng cách hơn, hạn chế sự bung bi con trượt
- Bước 1: Không tháo rời thanh trượt nhựa để bảo vệ bi trượt được lắp vào đường ray cố định hơn;
- Bước 2: Vát mép đường ray đúng kĩ thuật
- Bước 3: Đưa bi khớp với đầu thanh ray để thanh trượt nhựa cản bi đẩy ra ngoài;
- Bước 4: Thanh trượt nhựa cản bi tự rơi ra ngoài khi ổ bi đã hoàn toàn nằm trên đường ray.
2: Rớt bi đai ốc vitme
-
Cấu tạo của vitme đai ốc bi
Trục vitme: Đây là thành phần được gia công các rãnh ren ở dạng cầu, để có thể chứa và dẫn chuyển động của bi.
Đai ốc bi: Được chế tạo giống như đai ốc, bên trong sẽ chứa các rãnh tròn chứa bi và dẫn chuyển động của bi.
Bi: Bi được nhà sản xuất chế tạo dạng cầu, đường kính sẽ tùy thuộc vào từng loại vitme đai ốc. Bi sẽ được tiếp xúc với rãnh của trục vitme và đai ốc, chuyển động lăn, để truyền chuyển động giữa trục và đai ốc.
Vành nhựa chắn bi: Vành chắn bi này thường được làm bằng nhựa, có chức năng chắn các bụi bẩn và tạp chất trong suốt quá trình làm việc.
Đường hồi bi: Các viên bi sẽ di chuyển trong rãnh ren của ổ bi và được tuần hoàn thông qua các cơ chế trả về khác nhau. Và nếu không có cơ chế hồi bi thì nó sẽ rơi ra khỏi đầu ổ bi khi chúng đến cuối ổ.
-
Cách lắp và sửa chữa khi rớt bi đại ốc vitme
Sau khi tìm hiểu về cấu tạo của đai ốc vitme thì ta có thể hiểu hơn về cấu tạo và dễ dàng có thể sửa chữa khi rớt bi đai ốc vitme. Thông thường, khi ta mua vitme trên thị trường hay bất kì đại lý nào thì luôn được lắp ráp sẵn từ nhà sản xuất. Nên trong nhiều trường hợp mà chuyển động, tháo qua tay thì vòng đai ốc rất dễ bị tuột ra ngoài, các viên bi trón sẽ rơi khỏi rãnh và rớt ra ngoài. Vậy làm thế nào để sửa chữa, lắp lại?
Đầu tiên, cần tháo đai ốc vitme ra thì cách tháo vô cùng đơn giản, ta chỉ cần hết vòng ren trên trục thì đai ốc sẽ ra khỏi trục vitme.
Tiếp theo là cách lắp lại bi và đai ốc vào trục vitme, thì đối với bước này ta cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như sau:
Mỡ bôi
Ống phụ dẫn hướng
Lục, tưa nơ vít
Bi, đai ốc bi, trục bi
- Các bước tiến hành sẽ như sau
Bước 1: Bôi mỡ tràn đầy vào vòng ren xoắn trên đai ốc, cần đảm bảo bi được giữ ngyên trong rãnh bi khi đang ở trạng thái tự do
Bước 2: Lắp từng viên bi vào rãnh, phải đủ số lượng bi trên một vòng tuần hoàn. Vì trong rãnh bi đang có mỡ đã bôi đầy nên bi sẽ không bị rơi mà sẽ bám bào bề mặt rãnh;
Bước 3: Dùng ống dẫn hướng để lắp vào đầu trục (đảm bảo đường kính ngoài của ống dẫn phụ này phải bằng hoặc nhỏ hơn đường kính rãnh chứa bi trên trục bi)
Bước 4: Lắp vòng nhựa chặn bi: Vành nhựa sẽ được lắp chặn ở hai đầu của đai ốc vitme. Sau đó ta sẽ dùng tua vít để có thể cố dịnh lại vành chặn.
Bước 5: Cuối cùng, nên khóa chặn đai ốc để tránh trường hợp đai ốc xoay qua giới hạn, tuột đai ốc khỏi vòng ren.
>> Hy vọng qua những thông tin trên về việc cách xử lý khi rớt bi con trượt hay rớt bi đai ốc vitme thì có thể giúp cho mọi người có thể hiểu thêm về cách xử lý trong những trường hợp đó để có thể hạn chế những sự việc sảy ra. Nếu anh/chị có thắc mắc gì chưa hiểu rõ cần tư vấn thêm xin hãy liên hệ với Phú Thịnh thông qua hotline: 0988.233.798 – 0204.633.6789